Viêm nang lông là bệnh về da do nhiễm vi khuẩn hoặc nấm, gây ngứa, đau, phát ban,… Ai cũng có thể mắc viêm nang lông ở bất kỳ đâu trên cơ thể như mặt, lưng, cánh tay, chân. Bệnh có thể chữa khỏi bằng kèm bôi, thuốc uống nhưng trước tiên vẫn cần tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng để chữa trị và phòng ngừa viêm nang lông hiệu quả.

Ổ viêm có thể xuất phát từ 1 nang lông và lây sang các nang lông xung quanh. Có 2 cấp độ viêm nang lông là cấp tính và mạn tính. Người béo phì dễ mắc viêm nang lông hơn.

Các loại viêm nang lông

Sau đây là các biến thể viêm nang lông thường gặp:

1. Viêm nang lông do tụ cầu vàng

do vi khuẩn Staphylococcus aureus gây nhiễm trùng nang lông, khiến da xuất hiện mụn nhỏ chứa đầy mủ màu đỏ hoặc trắng. Nếu được chăm sóc tốt bệnh sẽ chuyển biến tốt hơn trong vài ngày tiếp theo. Nhưng trong trường hợp viêm nang lông do tụ cầu vàng mạn tính cần được can thiệp và điều trị bởi bác sĩ Da liễu – Thẩm mỹ Da.

2. Viêm nang lông do Pseudomonas aeruginosa

Pseudomonas aeruginosa là một loại vi khuẩn phát triển mạnh trong nước nóng, chúng có mặt trong bồn tắm nước nóng, xoáy nước, cầu trượt nước… Vi khuẩn có thể lây nhiễm sang nang lông và gây phát ban. Vết phát ban trông giống như phát ban do loài tụ cầu gây ra, đôi khi gây ngứa. Triệu chứng viêm nang lông do Pseudomonas aeruginosa thường tự biến mất trong vòng vài ngày, hiếm khi trở nặng, cần can thiệp điều trị.

3. Viêm nang lông do Malassezia

Một họ nấm men thường gặp trên da. Khi Malassezia xâm nhập vào các nang lông, gây ra tình trạng ngứa giống như mụn trứng cá. Nó thường xảy ra ở ngực trên và lưng. Viêm nang lông do Malassezia trở nặng khi cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi.

4. Pseudofolliculitis barbae

Còn được gọi là “viêm da do dao cạo”, thường xảy ra ở vùng râu. Sau khi râu được cắt bằng dao cạo, các sợi râu bị cạo sát da có thể mọc ngược vào da, gây kích ứng. Nam giới có màu da đen và người tóc xoăn dễ mắc Pseudofolliculitis barbae hơn.

5. Sycosis barbae

Dạng viêm nang lông nghiêm trọng, có thể để lại sẹo. Sycosis barbae khiến toàn bộ nang lông nhiễm trùng, tạo thành mụn mủ lớn màu đỏ. Khi bị viêm nang lông Sycosis barbae, bạn tránh cạo râu và đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách.

6. Viêm nang lông do vi khuẩn gram âm

Bệnh có thể xảy ra sau khi sử dụng kháng sinh kéo dài để điều trị mụn trứng cá. Theo thời gian, vi khuẩn kháng thuốc phát triển và nhân lên, khiến tình trạng mụn nặng hơn. Khi mắc viêm nang lông dạng này, bạn cần đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.

7. Nhọt cụm (Carbuncles)

Tình trạng mụn nhọt hình thành khi một vài nhọt xuất hiện ở một chỗ. nhọt cụm là sự kết hợp của nhiều nang lông bị nhiễm trùng, thường có kích thước lớn. Một số trường hợp bị Carbuncles cần được điều trị bằng thuốc hoặc thủ thuật để giải quyết ổ viêm.

8. Nhọt

Mụn nhọt, xảy ra khi nang lông bị nhiễm trùng sâu. Nhọt thường đỏ, mềm và đau, nổi lên sau vài ngày và có thể để lại sẹo. Trong một số trường hợp bị nhọt nặng cần dùng thuốc uống hoặc can thiệp bằng thủ thuật rạch mủ để điều trị.

9. Viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan

Thường thấy ở những bệnh nhân bị ức chế miễn dịch (hệ thống miễn dịch không hoạt động đầy đủ) hoặc trẻ sơ sinh. Viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan không lây nhiễm. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là mụn mủ ngứa, thường thấy ở vai, cánh tay trên, cổ và trán. Bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị, có nguy cơ tái phát nhiều lần.