Ds Kinh Quang Vinh cùng Học Viện Da Liễu KINGDOM tự hào về các kỹ năng và kinh nghiệm trong hơn 8 năm chuẩn đoán - điều trị da. Với hơn 5000 case khách hàng đã điều trị thành công. Tỉ lệ thành công là > 95%.
Chúng tôi được đào tạo những kỹ năng cần thiết cho việc chuẩn bị kiểm tra và thăm khám từ xa để đưa ra phác hiệu quả nhất với từng bệnh lý da liễu. Chúng tôi tin tưởng rằng chẩn đoán kịp thời có thể giúp điều trị hiệu quả hơn và rút ngắn thời gian điều trị, loại bỏ nguy cơ hình thành sẹo rỗ đối với các vấn đề về mụn hoặc ngăn chặn việc tăng lắng đọng sắc tố lâu năm trong bệnh lý về nám da
Thâm mụn là một trong các vấn đề thường xuyên bắt gặp trên làn da. Bởi tình trạng này không xuất hiện vài ngày mà thường kéo dài vài tuần đến vài tháng và gây ra nhiều tác động đến làn da, ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ và khiến bạn mất tự tin.
Hãy cùng Ds.Vinh tìm hiểu thâm mụn là gì? Thâm mụn bao lâu thì hết cũng như cách trị mụn thâm hiệu quả nhất nhé.
Đặt lịch tư vấn ngay thôi!
Trước khi tìm hiểu thâm mụn bao lâu thì hết, bạn cần hiểu rõ về định nghĩa của tình trạng này. Thực tế, thâm mụn là những mảng da có màu sắc sẫm hơn những vùng da xung quanh và chỉ hình thành sau khi những nốt mụn biến mất. Hiện tượng này xuất hiện trên da “báo động” sự xáo trộn trong quá trình làm lành các tổn thương ở da đã khiến cho hàm lượng melanin tăng sinh mạnh. Từ đó, hình thành nên những mảng sắc tố màu đen trên da mặt. Những người mắc phải mụn thâm sẽ mất đi vẻ đẹp tự nhiên của làn da, làm cho bề mặt da trở nên thô ráp, sẫm màu và thiếu sức sống.
Thâm mụn có bao nhiêu dạng? Các loại thâm mụn là gì? Tuỳ thuộc vào màu sắc của vùng da sau khi bị mụn, mụn thâm được chia thành hai loại chính:
Thâm mụn là những mảng da có màu sắc sẫm hơn những vùng da xung quanh (Nguồn: Internet)
Theo các chuyên gia da liễu, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mụn thâm. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây thâm mụn:
Tự ý nặn mụn không đúng cách là một trong những nguyên nhân khiến thâm mụn hình thành (Nguồn: Internet)
Đối với những vết thâm mụn mới hình thành, có màu nâu nhạt và chưa ăn sâu vào lớp biểu bì sâu bên trong da thì có khả năng tự hết. Bạn chỉ cần duy trì vệ sinh và chăm sóc da đúng cách, chuẩn khoa học. Tuy nhiên, đối với những vết thâm lâu năm, có màu sắc đậm rõ rệt, thì việc tự hết là không thể.
Thâm mụn bao lâu thì hết là thắc mắc chung của nhiều người. Theo các nghiên cứu thời gian để mụn hình thành và phát triển trên da kéo dài từ 7 – 14 ngày. Sau 14 ngày, mụn sẽ xuất hiện trên bề mặt của da và sau đó sẽ được loại bỏ hoàn toàn. Khi những vết thâm mụn được hình thành cũng chính là lúc kết thúc quá trình tăng trưởng của mụn.
Một số khảo sát từ viện da liễu đã cho thấy được thâm mụn sẽ có cơ chế tự mờ dần đi sau khoảng từ 3 – 6 tháng. Tuy nhiên, con số này không cố định ở mỗi người và thường phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố chẳng hạn như tác động từ môi trường, cơ địa của từng người, mức độ nghiêm trọng của thâm mụn, cách điều trị và chăm sóc da thâm mụn…
Để quá trình điều trị các loại mụn nói chung và mụn thâm nói riêng mang lại kết quả tốt, bạn cần nhớ các nguyên tắc sau:
Có nhiều phương pháp điều trị mụn thâm phù hợp với loại da và tình trạng da của bạn. Dưới đây là một số giải pháp có thể giúp bạn khắc phục tình trạng da mặt bị thâm mụn an toàn, hiệu quả:
Sử dụng các thành phần từ thiên nhiên để điều trị mụn thâm là phương pháp được nhiều người lựa chọn do tính đơn giản, dễ thực hiện và ít tốn kém. Sau đây là một số phương pháp tự nhiên có thể giúp làm giảm vết thâm mụn:
Lưu ý: Các phương pháp tự nhiên sau chưa được Bộ Y Tế kiểm định, chỉ mang tính chất tham khảo.
Điều trị thâm mụn bằng nghệ: Với hàm lượng curcumin và nhiều dưỡng chất khác, Nghệ là một trong những nguyên liệu tốt nhất thường được dùng trong chăm sóc da. Dưới đây là cách sử dụng nghệ để điều trị mụn thâm tại nhà:
Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên thực hiện phương pháp này vào buổi tối trước khi đi ngủ. Tránh đắp mặt nạ nghệ và sữa chua vào ban ngày để tránh bắt nắng và bám bụi, làm tình trạng da tệ hơn.
- Điều trị mụn thâm bằng chanh, mật ong: Mật ong, với hàm lượng lớn peroxide hydrogen, chất chống oxy hóa và nhiều loại vitamin tốt cho da, cùng với chanh, chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin C giúp da sáng khỏe, là nguyên liệu quý giá trong việc chăm sóc da, điều trị thâm mụn. Sự kết hợp của mật ong và nước cốt chanh đã được nhiều người tin dùng trong việc dưỡng da mờ thâm. Dưới đây là cách sử dụng chanh và mật ong để trị thâm tại nhà:
Lưu ý: Do chanh có tính axit, khi thoa lên da, bạn có thể cảm thấy rát, đặc biệt là trên các vết thương hở. Vì vậy, không nên sử dụng chanh trên vùng da mụn chưa lành hoàn toàn hoặc da nhạy cảm
Trị thâm mụn nhờ mật ong, sữa chua và chanh (Nguồn: Internet)
Thâm mụn bao lâu thì hết phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động. Qua bài viết này, hy vọng bạn sẽ “bỏ túi” được nhiều tips trị thâm mụn hiệu quả để làn da sớm hồi phục và trở nên trắng mịn, mềm mại như mong muốn.
Melanin hay còn gọi là hắc tố là yếu tố quyết định màu da của mỗi người. Theo các nghiên cứu, melanin là một chất hấp thụ ánh sáng hiệu quả (có thể tiêu tan hơn 99,9% tia UV hấp thụ), đóng vai trò chống nắng và bảo vệ da khỏi tia UV.
Tuy nhiên, nếu được sản xuất quá nhiều sắc tố này sẽ tích tụ, tập trung tại một vùng nhất định trên da. Hiện tượng này gọi là nám da.
Ở phụ nữ, vùng nám thường xuất hiện ở hai bên gò má,mũi, cằm hoặc trán. Nám da ở phụ nữ gây nên tình trạng mất thẩm mỹ cho làn da, điều này khiến nhiều chị em trở nên e ngại, thiếu tự tin trong cuộc sống.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nám da, trong đó có 4 nguyên nhân chính có thể kể đến như sau:
Ánh nắng mặt trời là nguyên nhân hàng đầu gây nên các tác động tiêu cực cho cơ thể trong đó có nám da.
Khi ánh nắng mặt trời tiếp xúc trực tiếp với da sẽ dẫn đến sản sinh bất thường một lượng melanin. Đây là nguyên nhân khiến những đốm nám hình thành và ngày càng lan rộng. Bên cạnh đó, tia UV trong ánh nắng mặt trời còn phá hủy tế bào, làm vỡ cấu trúc dưới da gây ra hiện tượng da khô, lão hóa thậm chí là ung thư da.
Ngoài ánh nắng mặt trời, yếu tố di truyền cũng có thể gây nám da. Theo các nghiên cứu khoa học,khoảng 30% người bị nám da là do yếu tố di truyền quyết định
Rối loạn nội tiết tốt làm cho lượng sắc tố melanin trong cơ thể tăng nhanh gây ra hiện tượng nám da. Đây là câu trả lời cho việc khoảng từ 50-70% phụ nữ mang thai bị nám.
Ngoài ra, ở các giai đoạn như tuổi dậy thì, tiền mãn kinh hay sử dụng thuốc tránh thai cũng là những nguyên nhân gây nám da.Thông thường, nám da do nội tiết có thể dễ khắc phục hơn, bởi khi cơ thể ổn định nội tiết tố thì vết nám sẽ tự mất đi.
Ngoài những nguyên nhân trên còn có nhiều yếu tố khác gây nám da như sử dụng mỹ phẩm không đúng cách, chất lượng kém, chế độ sinh hoạt không khoa học hợp lý,..
Việc sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng hay dùng không đúng cách có thể gây nám da
Tình trạng da nhiễm corticoid là tình trạng da bị tổn thương, mài mòn, viêm nhiễm mãn tính do tích tụ chất độc corticoid trong một thời gian dài và qua con đường bôi trực tiếp lên da. Biểu hiện thường gặp khi da nhiễm corticoid là sự giãn mạch máu sâu trong da gây xung huyết khiến da đỏ, nóng, nổi các mụn nhỏ li ti.
Corticoid hay còn gọi là Corticosteroid/ Glucocorticoid thuộc nhóm kháng viêm có steroid. Thực tế, trong giới làm đẹp nhiều người thường biết đến Corticoid dưới dạng kem thuốc, hoặc thuốc mỡ nhưng chúng còn có thể được điều chế dưới dạng thuốc uống, thuốc tiêm... Theo đó, công dụng chính của Corticoid là kháng viêm, chống dị ứng và ức chế hệ miễn dịch.
Tuy nhiên, tác dụng phụ của hoạt chất Corticoid có thể gây phù nề vì hiện tượng giữ nước và chất khoáng Natri trong cơ thể, gây mất cân bằng quá trình chuyển hóa lipid tạo ra hiện tượng lắng đọng mỡ trên mặt, cổ lưng. Vì thế khi sử dụng corticoid dạng tiêm và uống trong thời gian dài bạn có thể sẽ mắc các triệu chứng bệnh teo tuyến thượng thận, rối loạn nội tiết tố..
Dấu hiệu da nhiễm corticoid gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh
Không phủ nhận tác dụng của Corticoid có trong một số mỹ phẩm, kem trộn bôi ngoài da có thể chữa trị được một số bệnh lý, tuy nhiên việc sử dụng sai cách, sai nồng độ cũng như thời gian điều trị có thể để lại các biến chứng nguy hiểm, ví dụ như teo da, rạn da, hàng rào bảo vệ tự nhiên của da bị lột bỏ hoàn toàn. Khi hàng rào bảo vệ tự nhiên của da không còn, có thể khiến da mọc mụn, trứng cá,... đặc biệt nếu corticoid sẽ đi qua da, ngấm xuống xuống máu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Da nhiễm Corticoid không chỉ khiến da bị tổn thương mà về lâu dài còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, bạn nhất định cần phải biết những biểu hiện của da nhiễm corticoid để sớm có hướng điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả. Một số dấu hiệu nhận biết da nhiễm corticoid được phân chia thành các cấp độ như sau:
Hình ảnh giãn mạch máu ở da do nhiễm corticoid
Khi nhận biết được những dấu hiệu da bị nhiễm corticoid và đã chuyển sang các cấp độ nguy hiểm thì người bệnh nên hạn chế dùng mỹ phẩm và đến các trung tâm, bệnh viện để thăm khám da liễu, tránh để những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Viêm nang lông là bệnh về da do nhiễm vi khuẩn hoặc nấm, gây ngứa, đau, phát ban,… Ai cũng có thể mắc viêm nang lông ở bất kỳ đâu trên cơ thể như mặt, lưng, cánh tay, chân. Bệnh có thể chữa khỏi bằng kèm bôi, thuốc uống nhưng trước tiên vẫn cần tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng để chữa trị và phòng ngừa viêm nang lông hiệu quả.
Ổ viêm có thể xuất phát từ 1 nang lông và lây sang các nang lông xung quanh. Có 2 cấp độ viêm nang lông là cấp tính và mạn tính. Người béo phì dễ mắc viêm nang lông hơn.
Sau đây là các biến thể viêm nang lông thường gặp:
do vi khuẩn Staphylococcus aureus gây nhiễm trùng nang lông, khiến da xuất hiện mụn nhỏ chứa đầy mủ màu đỏ hoặc trắng. Nếu được chăm sóc tốt bệnh sẽ chuyển biến tốt hơn trong vài ngày tiếp theo. Nhưng trong trường hợp viêm nang lông do tụ cầu vàng mạn tính cần được can thiệp và điều trị bởi bác sĩ Da liễu – Thẩm mỹ Da.
Pseudomonas aeruginosa là một loại vi khuẩn phát triển mạnh trong nước nóng, chúng có mặt trong bồn tắm nước nóng, xoáy nước, cầu trượt nước… Vi khuẩn có thể lây nhiễm sang nang lông và gây phát ban. Vết phát ban trông giống như phát ban do loài tụ cầu gây ra, đôi khi gây ngứa. Triệu chứng viêm nang lông do Pseudomonas aeruginosa thường tự biến mất trong vòng vài ngày, hiếm khi trở nặng, cần can thiệp điều trị.
Một họ nấm men thường gặp trên da. Khi Malassezia xâm nhập vào các nang lông, gây ra tình trạng ngứa giống như mụn trứng cá. Nó thường xảy ra ở ngực trên và lưng. Viêm nang lông do Malassezia trở nặng khi cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi.
Còn được gọi là “viêm da do dao cạo”, thường xảy ra ở vùng râu. Sau khi râu được cắt bằng dao cạo, các sợi râu bị cạo sát da có thể mọc ngược vào da, gây kích ứng. Nam giới có màu da đen và người tóc xoăn dễ mắc Pseudofolliculitis barbae hơn.
Dạng viêm nang lông nghiêm trọng, có thể để lại sẹo. Sycosis barbae khiến toàn bộ nang lông nhiễm trùng, tạo thành mụn mủ lớn màu đỏ. Khi bị viêm nang lông Sycosis barbae, bạn tránh cạo râu và đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách.
Bệnh có thể xảy ra sau khi sử dụng kháng sinh kéo dài để điều trị mụn trứng cá. Theo thời gian, vi khuẩn kháng thuốc phát triển và nhân lên, khiến tình trạng mụn nặng hơn. Khi mắc viêm nang lông dạng này, bạn cần đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
Tình trạng mụn nhọt hình thành khi một vài nhọt xuất hiện ở một chỗ. nhọt cụm là sự kết hợp của nhiều nang lông bị nhiễm trùng, thường có kích thước lớn. Một số trường hợp bị Carbuncles cần được điều trị bằng thuốc hoặc thủ thuật để giải quyết ổ viêm.
Mụn nhọt, xảy ra khi nang lông bị nhiễm trùng sâu. Nhọt thường đỏ, mềm và đau, nổi lên sau vài ngày và có thể để lại sẹo. Trong một số trường hợp bị nhọt nặng cần dùng thuốc uống hoặc can thiệp bằng thủ thuật rạch mủ để điều trị.
Thường thấy ở những bệnh nhân bị ức chế miễn dịch (hệ thống miễn dịch không hoạt động đầy đủ) hoặc trẻ sơ sinh. Viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan không lây nhiễm. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là mụn mủ ngứa, thường thấy ở vai, cánh tay trên, cổ và trán. Bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị, có nguy cơ tái phát nhiều lần.
Vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến. Người bệnh mắc vảy nến thường bị ngứa ngáy, đau rát, khó chịu, ửng đỏ, bong tróc da. Vảy nến nếu tái đi tái lại nhiều lần có thể gây nhiễm trùng da, viêm khớp, vảy nến mủ, đỏ da toàn thân,...
Dạng vảy nến này tạo ra những vùng da viêm, đỏ; được bao phủ bởi các lớp vảy hoặc mảng bám có màu bạc trắng. Các vùng da thể hiện tình trạng bệnh này thường được nhận thấy ở đầu gối, khuỷu tay và da đầu.
Vẩy nến thể mảng thường xuất hiện ở khuỷu tay
Vẩy nến thể giọt gây ra các đốm da nhỏ có màu hồng. Các vị trí thường có triệu chứng này thường nằm ở các điểm như phần thân, cánh tay và chân. Các đốm da này thường hiếm khi có độ dày hoặc trồi lên trên bề mặt da như ở dạng Vảy nến thể mảng.
Vảy nến thể mủ thường xuất hiện ở những người trưởng thành. Nó khiến làn da trở nên viêm và xuất hiện những bọc mủ trắng. Dạng vảy nến này thường chỉ giới hạn tại những địa điểm nhỏ hơn trên làn da, như bàn tay hoặc chân, nhưng vẫn có thể lan rộng.
Dạng vảy nến này gây ra những vùng da viêm nhiễm có màu đỏ sáng óng ánh. Những vùng da này phát triển tại các vùng như nách, ngực, háng, hoặc tại xung quanh các nếp da gấp của bộ phận sinh dục.
Dạng vảy nến này khiến làn da người bệnh trông như bị cháy nắng. Các vùng vảy da thường bong tróc theo một mảng lớn. Ở những bệnh nhân mắc dạng vảy nến thể đỏ da toàn thân thì việc bị sốt và ốm nặng là rất dễ xảy ra. Bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người mắc phải, hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn bắt đầu nhận thấy các triệu chứng.
Vảy nến thể đỏ da toàn thân gây nguy hiểm đến tính mạng
Bệnh vảy nến là bệnh ngoài da, vì vậy bệnh không thể truyền từ người này sang người khác được. Việc chạm vào một phần thương tổn do vảy nến trên cơ thể một người sẽ không làm cho người chạm mắc bệnh.
Các bệnh tự miễn là hệ quả khi mà cơ thể tấn công chính bản thân nó. Ở trường hợp bệnh vảy nến, một loại tế bào bạch cầu là tế bào lympho T tấn công nhầm vào các tế bào da.
Ở cơ thể một người bình thường, các tế bào bạch cầu được triển khai để tấn công và phá hủy các vi khuẩn xâm nhập và đối kháng với sự nhiễm trùng.
Trong trường hợp của bệnh vayr nến, các tế bào này có sự nhầm lẫn gây ra sự sản xuất quá nhiều các tế bào da. Điều này khiến những lớp tế bào da mới phát triển quá nhanh, bị đẩy lên bề mặt da và bắt đầu chồng chất với các tế bào da khác. Những tác động lên tế bào da còn khiến các vùng da bị viêm đỏ phát triển.
Tế bào lympho T tấn công nhầm vào các tế bào da gây ra bệnh vẩy nến
Nếu trong gia đình bạn có một người mắc bệnh vảy nến, thì khả năng bạn mắc căn bệnh này sẽ cao hơn. Có xấp xỉ 2 đến 3% người mắc bệnh vảy nến do di truyền trên tổng số người mắc, theo Tổ chức Vảy nến Quốc gia Hoa Kỳ (NPF).
Cũng giống như mụn trứng cá trên mặt, nguyên nhân mụn lưng xảy ra là do lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Các tuyến dầu tiếp tục sản xuất dầu, nhưng khi nó hoạt động trở lại, cơ thể bạn coi đây là chất lạ và tạo ra chứng viêm. Lỗ chân lông bị tắc, viêm nhiễm có thể dẫn đến mụn nang ở bề mặt nông và sâu.
Các loại tổn thương do mụn có thể xảy ra trên lưng bao gồm:
Bạn có thể mọc nhiều loại mụn lưng, như mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn nhọt, mụn mủ, mụn trứng cá...
Cũng giống như mụn trứng cá trên mặt, nguyên nhân mụn lưng xảy ra là do lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Các tuyến bã nhờn giám sát việc sản xuất dầu trên da tồn tại ở các vùng của cơ thể và có thể bị tắc nghẽn bất kể chúng ở đâu. Thông thường, những tắc nghẽn này là do các tế bào da chết tích tụ bên trong lỗ chân lông. Các tuyến dầu tiếp tục sản xuất dầu, nhưng khi nó hoạt động trở lại, cơ thể bạn coi đây là vật chất lạ và tạo ra chứng viêm. Lỗ chân lông bị tắc, viêm nhiễm có thể dẫn đến mụn nang ở bề mặt và sâu.
Tuy nhiên, sự khác biệt chính giữa mụn trứng cá trên mặt và cơ thể là tình trạng viêm nhiễm cũng có thể xảy ra xung quanh các nang lông. Nó được gọi là viêm nang lông và có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào có lông (như lưng, ngực hoặc mông). Bề ngoài có thể giống như mụn trứng cá, nhưng những gì đang xảy ra bên dưới có thể liên quan nhiều đến vi khuẩn hơn là tế bào da chết.
Một nguyên nhân khác gây mụn lưng đó là do ma sát, ví dụ như đeo ba lô, tựa ghế và thiết bị tập thể dục cọ xát vào lưng. Những tác động này khiến mồ hôi và các tế bào da chết... bị đẩy xuống lỗ chân lông, dẫn đến kích ứng, nổi mụn.
Nguyên nhân gây ra mụn lưng là do lỗ chân lông bị tắc nghẽn
Cách điều trị mụn lưng, viêm nang lông và mụn trứng cá cơ học khá giống nhau. Các thành phần tương tự giúp trị mụn trên mặt, như axit salicylic và benzoyl peroxide cũng có thể giúp trị mụn trên cơ thể. Đặc biệt, giữ cho khu vực thường xuyên nổi mụn sạch sẽ và tẩy tế bào chết là việc cần làm.
Tuy nhiên, phòng ngừa hiệu quả hơn so với điều trị. Do vậy, hãy luôn đảm bảo tắm càng nhanh càng tốt sau khi tập luyện và thay quần áo khô để ngăn mồ hôi bám trên da (mặc quần áo hút ẩm trong quá trình tập luyện thể thao).
Tiếp tục sử dụng các sản phẩm chăm sóc da, chẳng hạn như sữa tắm và chất tẩy da chết, ngay cả khi da của bạn đã sạch mụn. Chăm sóc da có thể hiệu quả đối với các trường hợp nhiễm mụn lưng từ nhẹ đến trung bình, nhưng nếu tình trạng của bạn nặng hoặc nhận thấy rằng nó không biến mất mặc dù đã điều trị, hãy đến gặp bác sĩ da liễu.
Để giúp những bệnh nhân bị mụn lưng đạt hiệu quả tốt nhất, các bác sĩ da liễu khuyên bạn nên làm những điều sau:
Tóm lại, nguyên nhân mụn lưng xảy ra là do lỗ chân lông bị tắc nghẽn hoặc ma sát với ba lô và ghế,... Việc tìm ra được nguyên nhân gây mụn lưng sẽ giúp điều trị nhanh chóng cũng như hạn chế tái phát mụn.